Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Văn Hóa Biểu Tình
------------------------------------------------Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt

Trong những tháng ngày gần đây có nhiều cuộc biểu tình đòi chủ quyền biển đảo. Trong phạm vi bài viết nầy chúng tôi chỉ thảo luận đến cái gọi là “văn hóa” biểu tình đểø thể hiện cá tính của từng dân tộc và đường lối của chính quyền. Những cuộc biểu tình trên được xảy ra ở 3 vị trí khác nhau.




Thứ nhất: Trung Quốc



Hằng chục ngàn người Trung Quốc đã đổ xô ra đường trên 125 thành phố khác nhau để phản đối chính quyền Nhật Bản tuyên bố chủ quyền trên đảo Senkaku/Điếu Ngư. Đây là cuộc biểu tình gián tiếp được đồng tình bởi chính quyền Bắc Kinh. Những cuộc biểu tình ấy không thể hiện lòng yêu nước mà ngược lại tỏ rõ lòng hận thù và bản chất quá khích giữa những người cực hữu Trung Quốc đối với Nhật Bản do gánh nặng lịch sử cưu mang. Với những khẩu hiệu đòi “đánh Nhật dành đảo” phụ họa cùng âm thanh la ó, đập phá các cơ sở thương mại, hãng xe hơi, đốt xe của Nhật chế tạo, đập phá nhà hàng bán thức ăn Nhật, đốt cờ Nhật, đốt hình thủ tướng Yoshihiko Noda. Người Nhật sống trong lo sợ, các công ty bảo hiểm phải bồi thường cho thân chủ của họ lên đến hàng chục tỷ yen, do sự đập phá của người biểu tình. Thậm chí đến hành động vây xe, xử dụng ngôn ngữ vô lễ với Đại sứ Mỹ Gary Locke tại Bắc Kinh. Tất cả những động thái trên hoàn toàn không phản ảnh lòng yêu nước, trái ngược với nền văn hóa Trung Hoa lâu đời trên thế giới, luôn luôn biết phân biệt giữa chính và tà, cũng như thiện và ác cùng sự chú trọng đến đạo nghĩa và dũng khí con người thường tự hào có nền văn hóa cửa Khổng sân Trình.  



Thứ hai: Nhật Bản.



Mặc dầu người dân Nhật chứng kiến cảnh biểu tình một cách thô bạo của người dân Trung Quốc. Nhưng trái lại với thái độ khiếm nhã và bạo động, người Nhật đã xuống đường phản đối Bắc Kinh bằng thái độ ôn hòa, lễ độ và luôn luôn có cảnh sát trông chừng. Chỉ có trường hợp duy nhất một người thanh niên Nhật có thái độ quá khích nên đã bị cảnh sát bắt giữ. Thành phần biểu tình phần đông là thanh niên, sinh viên và học sinh, thuộc Ủy ban hành động quốc gia trong tổ chức có tên là: “Ganbare Nippon” có nghĩa là Nhật Bản hãy tiến lên, do một vị cựu tư lệnh Không quân đứng đầu. Đoàn người biểu tình đã hô to những khẩu hiệu như sau: ” Senkaku thuộc về Nhật Bản, Bảo vệ Senkaku cho đến giọt máu cuối cùng, dừng ngay hành động bạo lực đối với công dân Nhật v.v..”



Trong khi Nhật Bản biểu tình một cách rầm rộ, nhưng luôn tỏ ra mềm mỏng, thái độ ôn hòa kể cả các cơ quan ngôn luận của Nhật đưa ra những bài xã luận có tính hiếu hòa, thì ngược lại truyền thông Trung Quốc tỏ ra hiếu chiến, đòi trừng phạt Nhật Bản và đề nghị biện pháp cấm vận, cứng rắn hơn nữa Trung Quốc đã huy động hàng trăm tàu chiến, kể cả chiến hạm tiến gần vào đảo Điếu Ngư để phô trương lực lượng và chuẩn bị xử dụng sức mạnh Hải quân hù dọa Nhật Bản.



Thứ ba: Việt Nam



Dĩ nhiên, Việt Nam cũng không thụ động trước những manh nha chiếm đảo dành đất của bọn bành trướng Bắc Kinh. Hơn lúc nào hết, trào lưu và vận mệnh dân tộc được tập hợp ở toàn dân, nhưng khởi đầu của ngọn lửa yêu nước được đốt lên bởi những con người nhiệt huyết, trong đó thành phần trẻ, sinh viên học sinh, trí thức là những bước đi tiên phong. Do đó, trong những tháng ngày qua, từ hành lang thủ đô Hà Nội, trái tim cả nước cho đến Sài Gòn nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc đòi lại chủ quyền biển đảo đã được thể hiện bằng hành động ôn hòa, trật tự, không ồn ào thô bạo như người Trung Quốc, nhưng không kém phần quyết tâm. Trên phương diện truyền thông, báo chí trong nước cũng như hải ngoại không có những lời mạt sát đồng bào Trung Quốc, như tờ Hoàn Cầu thời Báo. Đối với con người Việt Nam chủ nghĩa yêu nước được định nghĩa ngang hàng với công lý, lẽ phải và truyền thống bảo vệ vẹn toàn lãnh thổ là điều không thể bỏ quên.



Nhìn lại hành động quá khích tại Trung Quốc là do sự thổi phồng chủ nghĩa dân tộc của báo chí (tờ Hoàn Cầu thời báo), được bật đèn xanh bởi chính quyền Trung Ương. Những hình ảnh đập phá, thiếu văn hóa trên vô tình gây nên ấn tượng không tốt về một con người Trung Quốc hiền lành, hiếu khách. Theo nhận định của một số học giả Trung Quốc cho rằng, hành động đồng tình của chính quyền cùng với đám biểu tình giống như con dao 2 lưỡi tự giết chết mình.



Với cường độ thịnh nộ của đoàn biểu tình, chính quyền Bắc Kinh dường như đã nhận diện được nguy cơ của làn sóng bạo động tiếp diễn, nếu không kịp thời chận đứng. Vì thế, họ đã gián tiếp chỉ đạo giảm bớt cường độ bạo động. Tuy nhiên, thực tế trên những diễn đàn Bắc Kinh vẫn còn những luận điệu thách thức và tiếp tục phô trương tinh thần bài Nhật lẫn Việt Nam. Ngoài ra, Bắc Kinh cho rằng chính quyền Nhật mua lại đảo Điếu Ngư là vi phạm trắng trợn văn kiện đầu hàng của Nhật Hoàng trong Đệ Nhị Thế Chiến. Điều ấy, sẽ khơi lại lòng hận thù của 1.3 tỷ người Trung Quốc đối với Nhật Bản.



Sự hung hãn của chính quyền Trung Quốc chẳng những làm tổn thương, gây nên hận thù, mà còn là nguyên nhân xa lánh của những nhà đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc. Từ đó, thế giới sẽ nhìn Trung Quốc qua lăng kính thiếu thiện cảm và sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu. Đây còn là nguyên nhân để các nghị sĩ phe đối lập Nhật lên tiếng yêu cầu kỹ nghệ quốc phòng tái võ trang và áp dụng biện pháp cứng rắn với Trung Quốc. Hiện thực hơn, các cơ sở sản xuất của Nhật đã rút về nước và các doanh nhân ngưng các hợp đồng đã ký trước đây cũng như các chương trình đầu tư tương lai đã được thông báo hũy bỏ. Chưa hết, hành động thô bạo của Trung Quốc đã gián tiếp đẩy Ấn Độ trở thành đồng minh chiến lược với Nhật Bản để chống lại Trung Quốc, giải tỏa áp lực Pakistan và sự xuất hiện của Hồng Quân Trung Quốc tại khu vực Kashmir.



Không ai có thể phủ nhận nền văn hóa Trung Hoa có một độ dày cứng ngắt và chiều dài khó thể đo lường. Nhưng đứng trước lòng tham của lãnh đạo Bắc Kinh, thế giới ngày nay đã nhìn Trung Quốc dưới lăng kính của những kẻ xâm lăng. Rõ nét hơn nữa, đối với Việt Nam chúng ta, lãnh đạo Bắc Kinh đã chóng quên bài học lịch sữ. Những chiến tích Mê Linh, Đống Đa, Chí Linh, Điện Biên Phủ là những chứng minh hùng hồn cho thấy rằng Trung Quốc có thể xâm lấn nước ta trong thời gian ngắn, nhưng sẽ không bao giờ chiếm giữ được. Bởi vì, vị nồng của đất, vị mặn của biển, vị cay của ớt và mùi thơm của hoa trái Việt Nam đã sãn sinh ra một Hoàng Sa Ngụy Văn Thà hay Điện Biên Phủ Tô Vĩnh Điện. Ấy là những nhân tố tất yếu giữ vững nền tảng văn hóa dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam bất di bất dịch./. 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
    Tham vọng của Tập Cận Bình trong Đại Hội Đại Biểu Đảng CSTQ lần thứ 20 (10-08-2022)

Các bài viết cũ:
    Điểm tương đồng và khác biệt giữa Barack Obama & Mitt Romney tại Á Châu (21-09-2012)
    Cân Bằng Lực Lượng Thái Bình Dương của Ngũ Giác Đài (11-08-2012)
    Lá thư Chủ Nhiệm (11-07-2012)
    Nổ Lực Tiến Đến Công Ước Liên Hiệp Quốc (14-06-2012)
    Tuổi trẻ hải ngoại trước trào lưu và thời đại. (11-05-2012)
    Vịnh Cam Ranh: Thử Thách Và Cơ Hội (15-04-2012)
    Động Cơ Và Xúc Tác Của Con Người Do Thái (07-03-2012)
    Terhan Trước Nguy Cơ Cấm Vận (09-02-2012)
    Xung Đột Mỹ- Nga (18-01-2012)
    Đến đây rồi ở lại đây, bao giờ bén rể xanh cây “cũng chẳng về”. (13-12-2011)
    Yếu Tố Tất Yếu Của Hoa Kỳ Tại Châu Á Thái Bình Dương (13-11-2011)
    Ảnh hưởng kích cầu và những thách thức cho nền kinh tế Việt Nam (10-10-2011)
    Những Thử Thách Có Thể Liên Quan Đến Hệ Thống Ngân Hàng Việt Nam (18-09-2011)
    Voice & Vote (14-07-2011)
    Mission Accomplished? (09-06-2011)
    Ngã rẽ mới trong chủ thuyết Obama (25-05-2011)
    Lá thư chủ nhiệm (12-05-2011)
    Thử nhìn lại Dương Văn Minh Kẻ Có Công Hay Người Có Tội. (25-04-2011)
    Hành Lang Sau Cùng Của Gadhafi’s (08-04-2011)
    Vị trí Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Mỹ (08-03-2011)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152755025.